KHI NÀO THÌ NÊN LÀM RĂNG SỨ, CÁC BƯỚC LÀM RĂNG SỨ.
Khi nào thì nên làm răng sứ:
$1- Khắc phục các tình trạng khuyết điểm của răng: Răng sâu, chết tủy, vỡ thân do tai nạ, ố màu….
$1- Nâng cao thẩm mỹ, cải thiện nụ cười
$1- Điều chỉnh khớp cắn, giúp ăn nhai tốt hơn
$1- Răng thưa, hô , móm.
$1- Răng bị ố màu, muốn cải thiện hình thể và màu sắc răng,.
$1- Tăng vẻ đẹp của nụ cười rạng rỡ, trắng sáng tự nhiên
s
Các bước làm răng sứ:
Làm răng sứ là một kỷ thuật phức tạp cần phải bảo đảm 2 yếu tố là thẩm mỹ và chức năng. Bác sỹ đòi hỏi phải có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm , ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với labo làm răng mới có thể đưa ra một kết quả tốt, thẩm mỹ , ăn nhai đảm bảo và lâu dài.
Nếu như những vấn đề chuẩn bị không được đảm bảo thì sẽ ảnh hướng rất nhiều đến kết quả bọc răng sứ của khách hàng.
Các bước để làm răng sứ:
1.Bước thăm khám, lấy mẫu hàm phân tích, chụp X quang kiêm tra chân răng và lên kế hoạch điều trị.
Từ kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ có những thông tin ban đầu như:
$1- Các răng sâu cần trám
$1- Răng cần lấy tủy, đặt chốt..
$1- Những răng viêm cuống lung lay, nang chân răng…cần phải xử lý trước khi làm răng sứ
$1- Tình trạng viêm quanh răng tiến triển, viêm nha chu, vôi răng…
Sau khi khám, chụp x quang, phân tích mẫu hàm và có thông tin tổng quát về tình trạng răng miêng, nha sỹ sẽ lên kế hoạch và tư vấn cho khách hàng biết nên làm loại răng nào, ưu nhược điểm từng loại để có lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
2. Xử lý các vấn đề hiện tại của răng: Trám, cạo vôi răng…và lấy dấu làm răng tạm.
$1- Xử lý các vấn đề hiện có của răng đang mắc phải
$1- Cạo vôi răng
$1- Lấy dấu làm răng tạm, răng tạm sẽ mang trong thời gian làm răng sứ, hoặc để phục vụ trong vấn đề điều trị viêm nướu.
3 . Xịt tê, tiêm tê ,mài cùi răng , lây dấu và gắn răng tạm
$1- Trước khi làm khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe, đo mạch nhiệt , huyết áp, test dị ứng thuốc tê…để bảo đảm quá trình bọc răng sứ.
$1- Với những răng đã lấy tủy thì không cần gây tê
$1- Xịt tê vùng cần tê trước khi tiêm. Đối với trường hợp cần tê nhiều răng thì nha sỹ có thể tê vùng ( tiêm vào gốc dây thần kinh)
$1- Sau khi tê nha sỹ sẽ tiến hành mài cùi răng, tùy vào khớp cắn, loại răng sứ mà sẽ có chỉ định mài nhiều hay ít, đường hoàn tất và hình thể của cùi răng.
$1- Lấy dấu răng: Có thể lấy dấu bằng chất lấy dấu , silicon, hoặc scaner hàm bằng máy quét trong miệng.
$1- So màu răng
$1- Gắn răng tạm trong quá trình chờ răng sứ được hoàn thiện
4. Thử sườn răng sứ
Sau khoảng 1 tới 2 ngày, sườn răng sứ sẽ được gửi qua để nha sỹ thử trên miệng, sườn răng là thành phần ôm sát vào cùi răng cũng như nướu, nên giai đoạn thử sườn rất quan trọng. Nếu có bất kỳ sự không chính xác nào cần phải xử lý ngay.
5 . Thử răng thô
Bước vào giai đoạn tiếp theo, khách hàng sẽ được kiểm tra độ kít sát, khớp cắn cũng như hình thể răng, màu sắc răng.
Nha sỹ mài chỉnh trên răng để điều chỉnh và gửi qua labo để hoàn thiện lần cuối
6 . Gắn tạm răng sứ
Răng sứ sau khi được hoàn thiện bước cuối cùng về màu sắc cũng như hình thể, khách hàng sẽ được gắn tạm để thử cảm giác ăn nhai, cũng như có sự cảm nhận về màu sắc , hình thể nếu cần điều chỉnh.
Răng sứ được gắn tạm bằng một loại keo có thể lấy ră được, quá trình gắn tạm có thể vài hôm hoặc một tuần, tuy nhiên không nên để quá lâu.
7. Gắn kết thúc răng sứ
Sau khi khách hàng hài lòng , răng sứ sẽ được gắn kết thúc và được hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh cũng như lịch tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
Bài viết dưới sự tư vấn chuyên môn của BS CK1 RHM Võ Duy Khánh - phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nha khoa Ivy